Nghe tới câu "văn rời rạc" chắc mấy ông nhà văn mắt chữ a, mồm chữ o mà cười không nên tiếng. Nhẽ, văn phải logic chứ rời rạc thì mẹ nào nuốt trôi, một vài anh lão luyện làng văn chắc trầm ngâm chiêu ngụm chè bí ẩn.
Oạch, cái anh toán rời rạc làm đau đầu bao bố ngành tự nhiên, bởi nhẽ nó chả liên quan gì nhau, học bào nào biết bài đó, thế mới hiểm. Humh, văn rời rạc cũng thế mà thôi.
Rồng thời Trần |
Cây cầu mang hình anh rồng hoàng tráng ở Đà Nẵng, cái hình anh rồng đó tốn khối tiền, lâu lâu nhân dịp kỉ niệm vào đó anh phun tý lửa cho oai, đó cũng là dạng đốt tiền, mà đốt thật đấy, đốt ra tro luôn ấy chứ, cầu to, thành phố nhỏ, dân đi thoải mái không phải chen chúc, sướng. Nhỡ sập cầu chắc nhiều án mạng. Lo xa!
Làng kia bên sông, mới sáp nhập vào thành phố để lên đời, dân đi qua sông bằng cách đu dây cáp. Hay ở chỗ không phải dùng chân đi qua sông mà dùng tay bám chắc vào cáp mà đi qua, nhỡ đứt cáp cũng chỉ toi có mỗi anh đang đu mà thôi. Chưa ăn thua, tỉnh nọ dân qua sông bằng cách chui vào túi nilon bơm hơi để nổi rồi nhờ người biết bơi đẩy qua sông, phương án này có vẻ ... an toàn, sảy chân
thì anh biết bơi vẫn bơi vào bờ được, anh chui trong bao nilon vẫn ... nổi như thường. Nhảm!
Qua Sông - Sưu tầm |
Ông "nô bộc của dân" về hưu, trước khi hạ cánh làm quả ký duyệt một công trình quốc gia vốn quốc tế nhanh cái roẹt, ngon, chắc công ty kia uy tín lâu năm nên hồ sơ mới nhanh đến vậy. Ngày kia, sau khi chán chốn quan trường, những tưởng theo các cụ xưa là về quê vui thú "điền viên" cho thanh thản tuổi già nhưng ông bắt chước Mã Viện để rồi sáu chục vẫn "yên giáp chạy bon bon". Chưa kịp thanh thản, chưa hết thời gian cho phép đã thấy tên ông hoàng tráng trong ban lãnh đạo chính cái công ty có cái công trình mà ông ký dạo nọ, mới hay "hạ cánh là một nghệ thuật và người hạ cánh là một nghệ sĩ". Thế giới có "binh pháp" thì Việt Nam có "quan pháp" vậy. Hài!
Mỗi năm, các trường đại học trên cả nước cho ra trường hàng ngàn cử nhân, kỹ sư toàn bằng cấp khá với giỏi, nghe đâu ra trường có việc làm hết, 10 anh chỉ có chưa đến 2 anh là thất nghiệp thôi, các nước khác đang yêu cầu Việt Nam đào tạo họ vấn đề giải quyết việc làm gấp. Thế là 162.000 sinh viên có bằng đại học trở lên sắp sửa sang các nước để thuyết trình, khè khè, viễn cảnh quá tuyệt vời. Ấy da, nghe đâu họ đang " đầu đường Công nghiệp vá xe, cuối đường Kinh tế bán chè đỗ đen...". Bất ổn!
Cuộc sống - Sưu tầm |
Vợ chồng nhà nọ quanh năm làm ăn mà chẳng dư được đồng nào, đói khổ quanh năm, sinh con ra mà không nuôi nổi, cùng đường nghĩ quẩn mà đoạn tuyệt với đời. Người đời nhìn vào chả biết trách ai, xắn tay mà làm những việc nghĩa cuối cùng phải làm. Thế mới hay cái "thằng cùng đinh" làm quần quật vẫn chết đói mà thôi. Anh nọ, hồi khỏe cũng lăn lộn kiếm ăn, tuổi chừng băm mấy bỗng đùng cái mắc bệnh hiểm, nhà mẹ già, con nhỏ, vợ quần quật không đủ tiền lo cho chồng ốm, đành để giời thương cho sống ngày nào biết ngày ấy, nhưng "họa vô đơn chí", nhà rách nát không ở được phải ở nhờ nhà người, mẹ thương con mà lá vàng nhìn lá xanh héo rũ rơi rụng lúc nào không hay, lọ mọ lo cho các cháu mà ngã gãy xương, khốn khổ trăm bề. Thảm!
cứ gọi là phải tăng thu, mốt thời nay là chi phải "nghìn tỷ' mới đủ tầm, xây mấy cái nhà vệ sinh tầm thường cũng phải cỡ nửa tỷ nghe mới lọt tai các bố, ngành để dạy người nhưng xem ra...mất dạy.
Quỹ và quỹ - Sưu tầm |
Miền trung gánh hai đầu đất nước, nơi đất cằn sỏi đá, mỗi năm nhận bao nhiêu cứu trợ của các tổ chức từ tư nhân tới nhà nước. Thương em mới 10 tuổi đầu mà đã ra đi vì nghèo đói, nghèo cũng là cái tội và người nghèo là người mắc tội, người làm cho người khác nghèo thì có công đấy, ít ra trường hợp này nó cũng gần đúng, đói không đi nổi mà chết đường chết sông giữa thế kỷ 21 này có phải là chuyện bình thường không? Bao nhiêu đoàn thể địa phương, nhà trường, chính quyền đâu mà còn để cảnh này xảy ra, cái ăn còn không có trong bụng thì cái chữ có chui vào được không. Khóc!
Lãn Ông ngày xưa chữa bệnh cho dân mà để đức cho đời, làm nên hình tượng ông tổ ngành y. Chả cần nói đến y thuật, chỉ nói đến y đức đã khiến thế giới ngả mũ nể phục cụ rồi, ân nhân cứu người mà cùng khổ với người bệnh thì cụ là thánh chứ đâu là người thường. Cụ sống lại thời nay thấy ngành y phát triển, công trình bệnh viện khắp nơi to đẹp, y đức, y thuật của cụ được tuyên truyền nơi nơi với biển hiệu khung kính hầm hố bắt mắt trông quy củ lắm. Bà "cứt ruồi" chạy đôn chạy đáo, nay khai trương công trình này, mai thăm hỏi chỗ kia, trả lời thắc mắc cho dân, báo cáo thành tích dài như sớ tế, nghe mà nức lòng dân. Sướng!
Nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ, cha mẹ có thể chịu được đau cả đời nhưng không thể chịu được khi con đau một phút. Nhưng có nỗi đau nào như bà mẹ mất con, mất ngay tại nơi chăm lo sức khỏe cho con. Dịch sởi bùng phát, bao nhiêu mầm non phải lìa đời oan ức, lỗi ấy "do dân" là chủ yếu. Lỗi do
dân không có phong bì nên tiêm cho 2-3 cháu chung một liều tiêm chủng, không có phong bì nên tiêm nước cất còn oan nỗi gì, không có phong bì nên không có thuốc đúng bệnh, tiêm thuốc khác cũng là tiêm, sống chết mặc bay, mà chết thật, không chết sao dân biết được sự thật chứ, không chết dân sẽ nghĩ nước cất là thần dược cũng nên. Còn nhiều lắm, có đến cửa viện mới thấy được những trớ trêu, thấy được những cám cảnh, thấy được nỗi đau của những người ôm xác con về mà mãi không hiểu được nguyên nhân. Thuốc thang đắt đỏ, điều dưỡng ăn hoa hồng mà bắt bệnh nhân phải mua thực phẩm chức năng, bác sĩ khám bệnh ăn hoa hồng mà kê đơn bố láo đến nỗi bệnh nhân không mua nổi. Đau!
Lương tâm - Sưu tầm |
...
Rời rạc, chắp nối, lủng củng...
Nhận xét
Đăng nhận xét