CÁC ĐIỂM DU LỊCH NINH BÌNH
Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng chừng 100km về phía Nam, Ninh Bình là điểm rẽ ngoặt của tuyến đường từ Bắc vào Nam - đường 1A. Nơi đây cũng nổi tiếng nhiều địa điểm du lịch dã ngoại và du lịch tâm linh.
Ninh Bình hội tụ của thế đất đắc địa, chả thế mà ngàn năm trước đây là cố đô của vương triều Đinh, do thế đất không được rộng lớn để phát triển kinh đô đất nước nên Lý Thái Tổ quyết định dời đô ra Thăng Long. Năm ấy nhằm tháng 10-1010.
Ngày nay, cùng với sự phát triển đi lên của đất nước Ninh Bình có nhiều đổi mới và phát triển mạnh mẽ. Với vị thế tiềm ẩn vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và các công trình kiến trúc cổ kính, ngành du lịch Ninh Bình đang ngày càng thu hút khách đến thăm.
Các điểm du lịch bạn có thể đến:
1. Rừng Cúc Phương
Khu rừng cổ kính ngàn năm nằm trên địa phận 3 tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hóa và Hòa Bình, trong đó phần lớn diện tích nằm trên đất Ninh Bình. Khu rừng như một bảo tàng thiên nhiên rộng lớn, nơi lưu giữ hệ động, thực vật rừng trên núi đá vôi phong phú nhất ở Việt Nam. Đến Cúc Phương, du khách được chiêm ngưỡng những cây cổ thụ ngàn năm, những loài thực vật tồn tại từ kỷ đệ tam, những loài chim quý tuyệt đẹp…
Cúc Phương đẹp nhất vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, khi những cơn mưa rừng dữ dội đã đi qua. Nếu bạn đến Cúc Phương vào những ngày mưa sẽ gặp phải không khí ẩm ướt, đi vào rừng có nhiều muỗi và vắt, chúng bám vào chân tay bạn, chích máu và điều đó không hề thích thú chút nào.
Các điểm không thể bỏ qua:
- Động Người Xưa và Cây Đăng cổ thụ;
- Cây Chò Xanh ngàn năm và Động Sơn Cung;
- Cây Sấu cổ thụ và bản Mường;
- Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương;
- Đỉnh Mây Bạc;
- Hồ Yên Quang – động Phò Mã.
2. Tam Cốc - Bích Động
Tam Cốc – Bích Động được coi là điểm du lịch hấp dẫn nhất ở
Ninh Bình, được biết đến với những cái tên nổi tiếng như “vịnh Hạ Long trên cạn”
hay “Nam thiên đệ nhị động”. Tam Cốc (ba hang) gồm hang Cả, hang Hai và hang
Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi…
Hành trình khám phá Tam Cốc được bắt đầu từ bến thuyền Đình
Các, bác lái thuyền đưa chúng ta đi dọc dòng sông Ngô Đồng uốn lượn quanh co,
hai bên dòng sông là những ruộng lúa chín vàng, quý khách có thể phóng tầm mắt
ngắm cảnh những dải núi đá kỳ thú hoặc bạn có có thể quan sát kỹ những loài thuỷ
sinh phong phú xao động dưới làn nước và ngắm những cánh cò chấp chới trên ngọn
cỏ năng, cỏ lác mọc lúp xúp trên đầm đã tạo ra cảm hứng dạt dào cho những tay
săn ảnh….
Đi dọc dòng sông Ngô Đồng đó quý khách sẽ lần lượt đến với 3
hang xuyên qua núi với các tên gọi khác nhau như: Hang Cả dài 127 m, xuyên qua
một quả núi lớn, cửa hang rộng trên 20 m. Trong hang khí hậu khá mát và có nhiều
nhũ đá rủ xuống với muôn hình vạn trạng. Tiếp tục hành trình đoàn sẽ đến với
Hang Hai, cách hang Cả gần 1 km, dài 60 m, trần hang có nhiều nhũ đá rủ xuống rất
kỳ lạ… Cuối cùng là Hang Ba, gần hang Hai, dài 50 m, trần hang như một vòm đá,
thấp hơn so với hai hang kia. Để có thể ngắm trọn cả ba hang và tự do lưu giữ
những hình ảnh đẹp của Tam Cốc thì bạn sẽ mất khoảng 2-3 giờ đồng hồ. Nếu bạn
muốn lựa những góc hình đẹp thì nên “thương thảo” trước với người lái thuyền để
tìm chỗ thuận tiện cho bạn leo lên núi.
Sau khi kết thúc hành trình thăm quan Tam Cốc thì bạn có thể thăm quan
Chùa Bích Động một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách Á Đông cách
bến Tam Cốc khoảng 2 km…. Theo sử sách, văn bia và các cụ già trong làng thì
trước đâu chùa và động có tên chung là: Bích Sơn ( Núi Xanh ). Năm 1773 Trong
chuyến đi tuần miền Sơn Nam cùng Chúa Trịnh Sâm, Tể tướng Nguyễn Nghiễm – Thân
phụ của Đại Thi Hào Nguyễn Du đã đặt tên cho động… Vì phong cảnh động quá đẹp
và nguy nga nên được phong là “ Nam Thiên Đệ Nhị Động ” Đứng sau “ Nam Thiên Đệ
Nhất Động ” do Chúa Trịnh Sâm phong tặng…
3. Tràng An
Khu du lịch sinh thái Tràng An
thuộc dãy núi thành trì thiên tạo của kinh đô Hoa Lư xưa. Núi bao bọc xung
quanh, ẩn dưới mỗi ngọn núi là các hang động kỳ ảo, được thông nhau bởi các
thung nước chạy dài hàng cây số. Hệ thống hang động nơi đây vô cùng đa dạng về
hình thái và chủng loại, mỗi hang đều chứa đựng những sắc thái riêng biệt với
hàng vạn thạch nhũ muôn hình, muôn vẻ được do sự hòa tan và lắng đọng đá vôi
trong hàng triệu năm. Tất cả tạo nên một khung cảnh vừa đẹp, vừa hùng vĩ, khiến
nhiều du khách đã ví nơi đây như một vịnh Hạ Long trên cạn.
Trong số các hang động, có nhiều
hang từng là ngôi nhà chung của người nguyên thủy, bởi các nhà khoa học đã tìm
thấy nhiều di vật, dấu tích của người tiền sử. Đơn cử như hang trống có dấu
tích của người tiền sử khoảng 20 nghìn năm trước hay hang bói có sự xuất hiện của
người tiền sử khoảng 10 nghìn năm trước,ngoài ra còn hàng loạt các hang động
qua khảo sát đều cho thấy có dấu tích của người tiền sử từ hàng vạn năm trước.
Có thể nói, Tràng An không chỉ là một tuyệt tác vô song của tạo hóa dành cho du
lịch mà nơi đây còn được xem như bảo tàng địa chất, lịch sử ngoài trời, có giá
trị đặc biệt trong nghiên cứu khoa học.
Danh lam thắng cảnh ở Tràng An
- Các đền thờ
Đền Trình
Đền Trần
Phủ Khống
- Các hang động
Hang Seo
Hang Ba Giọt
Hang Nấu Rượu
Hang Địa Linh
Hang Khống
...
4. Chùa Bái Đính
Khu quẩn thể kiến trúc phật giáo Chùa Bái Đính có diện tích
rộng 700ha, bên trên triền núi Bái Đính, các hạng mục kiến trúc có kết cấu mô phỏng ban thờ Phật
trong một ngôi chùa truyền thống. Các hạng mục xây dựng trên địa hình từ thấp
lên cao, 5 cấp theo đường chính đạo: Tam quan nội, tháp chuông, điện thờ Quan
Thế Âm Bồ Tát, điện thờ Pháp Chủ và trên cùng là tòa Tam Thế.
Từ cổng chính vào du khách sẽ đến với
Tam quan nội. Tam quan nội có 3 tầng mái uốn cong ở bốn phía lợp bằng ngói men
ống Bát Tràng màu nâu sẫm, hai hồi ở cửa Vô và cửa Hữu đặt hai pho tượng Hộ
Pháp, cao 5m nặng 10 tấn. Đặc biệt trong Tam quan nội có 4 cột bằng gỗ tứ
thiết, mỗi cột cao 13,85m đường kính 0,85m. Hai phía trái, phải của Tam quan
nội là hai dãy hành lang, tất cả có 230 gian bao quanh khu kiến trúc điện tam
thế, tổng chiều dài hành lang là 1.052m. Trong hai dãy hành lang đặt 500 pho
tượng La Hán bằng đá nguyên khối, không tượng nào giống nhau, mỗi tượng cao
2,3m.
Tiếp đến là Tháp chuông có hình khối
bát giác theo kiểu chồng diêm, gồm 3 tầng mái cong. Trong tháp chuông treo một
quả chuông nặng 36 tấn được đúc tại Huế, được xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết,
100% kiến trúc bằng gỗ. Kết cấu gồm 7 gian, một tầng mái, cao 14,8m, dài 41,8m,
rộng 17,4 m. Gian giữa của điện, trên bệ cao đặt tuợng Quan Thế Âm Bồ Tát,
nhiều mắt, nhiều tay, đúc bằng đồng, nặng 40 tấn, cao 9,57m.
Kế đến là điện Pháp Chủ xây dựng toàn
bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng 2 tầng mái cong, cao 30m,
dài 47,6m, rộng 43,3m. Điện có 5 gian, gian giữa rất rộng dài đến 13,5m, 4 gian
hai bên, mỗi gian dài 8m. Trong điện thờ pho tượng Phật Tổ Như Lai (Pháp Chủ)
đúc bằng đồng rất lớn, nặng khoảng 100 tấn và ở gian giữa điện còn đặt một sập
thờ bằng gỗ, có chiều dài 8,7m, rộng 4,7m, cao 0,8m, theo kiểu chân quỳ dạ cá.
Tòa Tam Thế tọa lạc trên đồi cao so
với mặt nước biển là 76m. Đây là một tòa cao rộng đồ sộ, hoành tráng, với lối
kiến trúc có 3 tầng mái cong, gồm 12 mái ở 4 phía, cao 34m, dài 59m, rộng hơn
40m, diện tích trong tòa khoảng 3.000m² gồm có 7 gian; trong điện thờ ba pho
tượng Tam Thế (quá khứ, hiện tại, và vị lai), đúc bằng đồng, mỗi pho tượng nặng
khoảng 50 tấn, cao 7.2m. Ba tầng mái có hai hàng cổ lâu có tác dụng nâng độ cao
của tòa Tam Thế lên, đồng thời vừa lấy ánh sáng vừa để thông khí. Bốn phía nền
của tòa Tam Thế đều xây các tường đá thấp, tam cấp theo độ dốc của đồi và xây
nhiều bậc đá để đi lên, tạo cho không gian tòa Tam Thế hoành tráng, trang
trọng.
Ngoài các hạng mục kể trên, tại quần
thể này còn có nhiều hạng mục khác như: giếng Ngọc được xây lại từ giếng Ngọc
của chùa Bái Đính cũ, hình mặt nguyệt, rất rộng có đường kính 30m, độ sâu 6m,
miệng giếng xây lan can đá; Tháp bồ đề 9 tầng, Vườn tượng Phật tích bằng đá…
Chùa Bái Đính không chỉ là nơi thu hút nhiều tăng ni phật tử khắp nơi mà còn là điểm đến thu hút nhiều du khách hành hương, vãn cảnh.
Chùa Bái Đính không chỉ là nơi thu hút nhiều tăng ni phật tử khắp nơi mà còn là điểm đến thu hút nhiều du khách hành hương, vãn cảnh.
Các địa điểm tham quan:
- Bái Đính cổ;
- Hang động Sáng Tối;
- Đền thờ Thánh Nguyễn;
- Đền thờ Thần Cao Sơn.
5. Nhà thờ đá Phát Diệm
Quần thể nhà thờ Phát Diệm với 117mét mặt tiền, dài 243m, tại thị
trấn Phát Diệm (huyện Kim Sơn, Ninh Bình). Đầu thế kỷ XIX Phát Diệm là vùng đất
bồi với bùn lầy và ngút ngàn cỏ sậy. Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều đình
nhà Nguyễn ở Huế phái ra Bắc với chức “Dinh Điền Sứ” đã khai phá lập ra vùng
đất này. Kim Sơn là “núi vàng” và Phát Diệm có nghĩa là “Phát sinh ra cái đẹp”.
Có thể nói, quần thể nhà thờ Phát Diệm thể hiện sự giao hòa tinh
túy giữa đạo Phật và Công giáo, được thiết kế hình mái cong hệt như đình chùa
nhà Phật cũng là nét kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam. Tiếp đó là tượng thánh
giá ngự trên đài sen, hệt như Phật hiện ngự trên đài sen. Có thể coi đây là lối
kiến trúc độc đáo nhất thế giới.
Quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng nhiều hạng mục khác
nhau như: ao hồ, tượng đài, Phương Đình, Nhà thờ lớn, Nhà nguyện kinh thánh Rô
Cô, Nhà nguyện kinh trái tim chúa, Nhà nguyện kinh thánh Giu-Se, Nhà nguyện
kinh thánh Phê-Rô và các hang đá nhân tạo...
Tất cả được bố trí trên một mặt bằng tổng thể hình chữ “Vương”,
không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rất rõ nét, trước có
hồ, sau có núi, không những làm cho phong cảnh thêm hữu tình mà còn thể hiện tư
duy, quan niệm của người Á đông “Tiền có thuỷ, hậu có sơn”, mọi việc sẽ diễn ra
tốt đẹp, an lành cho cuộc sống hiện tại và mai sau.
Các đặc sản Ninh Bình
1. Thịt dê - Cơm cháy
Dê Ninh Bình được nuôi trên đồi núi Trường Yên, thịt chắc, thơm ngon, là món ăn nổi tiếng cả nước. Thịt dê kết hợp cùng món cơm cháy thì thật không gì sánh bằng.
Đến với Ninh Bình bạn không thể bỏ qua món đặc sản hàng đầu này.
2. Rượu gạo Kim Sơn
Đất Kim Sơn có được nguồn nước đặc biệt, thích hợp để nấu món rượu nếp mà bất cứ người dân Ninh Bình nào cũng biết tiếng - Rượu nếp Kim Sơn.
Rượu được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng vẫn còn vỏ cám, nấu kỹ, dùng men ta ủ lên men và nấu thủ công bằng nồi nấu được ghép bằng những thanh tre nên rượu có mùi vị rất đặc trưng.
3. Gỏi nhệch
Vùng đất Kim Sơn sông ngòi chằng chịt đổ ra biển tạo nên bãi bồi Bình Minh, ở đây phong phú hải sản cá tôm, trong đó có con Nhệch - một loài giống lươn, sống ở của sông nước lợ, thân to hơn lươn, có vây và đầu nhọn.
Con nhệch này chế biến như lươn nhưng trong đó món gỏi là ngon nhất. Chắc chắn bạn không thể tìm thấy món này ở bất cứ nơi đâu khác.
4. Nem Yên Mạc
Nếu như Hà Nội nổi tiếng món nem Phùng thì Ninh Bình có nem Yên Mạc.
Nem Yên Mạc được chế biến từ thịt lợn nạc và bì lợn thái nhỏ, trộn thêm gia vị, trong đó đặc biệt là nhiều tỏi, cuối cùng được rắc thính - là gạo nếp (hoặc cơm nguội phơi khô) rang vàng tán bột, nem được gói trong lá để lên men như nem chua.
Nem Yên Mạc dùng để uống bia thì quá tuyệt.
Nhận xét
Đăng nhận xét