1. Đèo Mã Pí Lèng
Mã Pí Lèng dịch ra từ tiếng Mông nghĩa đen là sống
mũi ngựa. Dịch ý, thì đây là con đèo hiểm trở đến mức ngựa đi qua cũng phải bạt
vía lạc hơi. Mã Pí Lèng được biết đến là con đèo dài thứ 2 trong “tứ đại đỉnh
đèo” hùng vĩ vào bậc nhất nước ta. Đỉnh nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc (Hà
Giang), nằm vắt mình trên những dãy núi đá của miền cao nguyên, nơi có những
vách đá dựng đứng, nơi có dòng Nho Quế trong xanh uốn mình qua từng khe núi ở độ
cao 1.600m đến 1.800m, có nơi cao đến 2.000m so với mặt nước biển, một bên là vực
sâu thẳm một bên là sườn núi dốc dựng đứng. Nơi đây thấm bao mồ hôi nước mắt của
công nhân
lao động được huy động từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái nguyên, Tuyên quang
và Hà Giang trong vòng 11 năm phải treo mình trên dây để đục đá hình thành lên
con đường hạnh phúc, hiện đã đầu tư xây dựng chiếu nghỉ để cho du khách dừng
chân chụp ảnh dòng sông Nho Quế thơ mộng và tạo cho du khách một cảm giác mạnh.
Con đường hình thành vòng vèo quanh lưng núi, nơi có
vực đá bên sông Nho Quế là hẻm vực sâu và hùng vĩ nhất Đông Nam Á. Hẻm vực sông
Nho Quế sâu khoảng 800m, đứt gãy địa chất này được hình thành vào kỷ Kainozoi,
cách đây khoảng 32 triệu năm đến 15 triệu năm theo cơ chế trượt bằng trái. Cách
đây khoảng 5 triệu năm, đứt gãy hoạt động theo cơ chế trượt bằng phải, tạo nên
hẻm vực hiện nay.
Hiện nay, Mã Pí Lèng là một điểm đến không thể thiếu
khi tham quan công viên địa chất Đồng Văn (thuộc tỉnh Hà Giang, được công nhận
là công viên địa chất toàn càu vào ngày 3/10/2010). Trên địa bàn, dân cư chủ yếu
là người Mông trắng với bản sắc văn hóa độc đáo, hàu như nguyên sơ.
2. Cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích gần 2.350km2,
nằm trải rộng trên địa bàn 4 huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang gồm Quản Bạ, Yên
Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn. Cao nguyên Đồng Văn có tới 80% diện lộ đá vôi với 11
hệ tầng địa chất, trong đó Chang Pung là hệ tầng cổ nhất có niên đại 545 triệu
năm. Ở đây còn có 17 nhóm hóa thạch giúp các nhà khoa học hoàn chỉnh bức tranh
lịch sử phát triển địa chất vùng cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng và khu vực
đông bắc Việt Nam - nam Trung Quốc nói chung. Do có sự đa dạng địa chất cao
cùng với sự thay đổi của khí hậu nên quá trình tiến hóa karst ở Cao nguyên đá Đồng
Văn diễn ra liên tục, tạo ra các “vườn đá”, “rừng đá” vô cùng phong phú như: vườn
đá Khâu Vai, vườn đá Lũng Pù thuộc huyện Mèo Vạc... và hệ thống hang động kỳ vĩ
như: hang Rồng ở Sảng Tửng (Đồng Văn), hang Khố Mỷ ở Tùng Vài (Quản Bạ), động
Én ở vần Chải (Đồng Văn)...
Cao nguyên đá Đồng Văn còn được các nhà khoa
học đánh giá là vùng có hệ địa - sinh thái núi đá độc đáo và đa dạng. Quàn xã rừng
nguyên sinh ở đây còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều gỗ, lâm sản và các loài
thuốc quý. Đây cũng là môi trường sống của các loài động vật hoang dã, tạo nên
nét đẹp tự nhiên, sinh động của vùng cao nguyên.
Bên cạnh những giá trị về địa chất, địa mạo, cảnh
quan, cao nguyên đá Đồng Văn còn chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống của
đồng bào các dân tộc. Ngày 3/10/2010, tại Lesvos (Hy Lạp), Cao nguyên đá Đồng
Văn đã được Hội đồng tư vấn mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu công nhận là
thành viên chính thức của mạng lưới Công viên địa chất toàn càu (GGN - Global Network of National Geoparks) dựa trên giá trị
nổi bật về cảnh quan, có sinh địa tầng, địa chất, địa mạo, văn hóa của các dân
tộc trên cao nguyên đá. Như vậy, Cao nguyên đá Đồng Văn đã trở thành công viên địa
chất đàu tiên của Việt Nam và thứ hai ở khu vực Đông Nam Á (sau Công viên địa
chất Langkawi - Malaysia).
3. Núi Đôi - Cổng Trời Quản Bạ
Thuộc thị trấn Tam Sơn và xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ,
cách thành phố Hà Giang 46km về phía Bắc. Ra khỏi thành phố Hà Giang đường lên
Quản Bạ hiểm trở với hai bên đều núi cao vút. Vượt qua con đèo khúc khủy tới đỉnh
đèo cao 1.500m so với mực nức biển là cổng trời Quản Bạ. Đứng giữa cổng trời,
du khách có dịp dừng chân chiêm ngưỡng Núi Đôi Quản Bạ, với “đôi gò Bồng Đào”
do thiên tạo với dáng vẻ cân đối. Đây là một cảnh quan karst độc
đáo của thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ và của cả khu vực cao nguyên đá Đồng
Văn, Mèo Vạc. Cũng bắt đàu từ đây là cánh đồng Quản Bạ thấp, phẳng, vì thế càng
tạo không gian thoáng đãng cho “đôi gò” nhô cao, bay bổng.
Theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất thì Núi
Đôi được cấu tạo bằng đá Đôlômít. Do quá trình phong hóa đá lăn đồng đều theo
sường núi làm lùi dàn sườn và hạ thấp dàn đỉnh núi. Cuối cùng tạo nên hình nón
như hiện nay. Đá Đôlômít bị phong hóa (do quá trình tự vỡ) thành
các hạt sạn và cát rất dễ dàng di chuyển theo sườn xuống dưới chân do trọng lực
và nước chảy tràn trong mùa mưa. Đặc biệt, còn đóng vai trò trọng trong việc hình
thành hình nón của Núi Đôi nói riêng và của các ngọn núi có hình chóp nón nói
chung là có sự đan xen của các đứt gãy, hướng khác nhau làm đá bị phá hủy dễ
dàng hơn. Núi Đôi thuộc kỷ Đệ Tứ - có niên đại cách ngày nay khoảng 1,6 triệu đến
2 triệu năm trở lại đây. Ngoài Núi Đôi ra còn có một mực cao hơn gồm các đồi dạng
nón được hình
thành theo con đường tương tự nhưng ở giai đoạn cổ hơn, thể hiện rõ nhất là ba
ngọn núi đang tồn tại ở khu vực thị trấn Tam Sơn hiện nay. Danh thắng Núi Đôi
Quản Bạ xếp hạng quốc gia ngày 16/11/2009.
4. Khu rừng nguyên sinh Vần Chải
Thuộc xã Vần Chải - huyện Đồng Văn, đây là khu rừng
nguyên sinh rộng khoảng 500ha với những thân cây cổ thụ mọc chen giữa các tảng
đá lớn, con đường đi xuyên qua rừng được xếp bằng những khối đá lớn theo kiểu bậc
thang dẫn lên đỉnh núi. Đứng trên đỉnh núi phóng tàm mắt nhìn ra xung quanh, du
khách sẽ thấy vẻ đẹp của thiên nhiên với một thung lũng khá bằng phẳng, một khu
rừng xanh tốt với nhiều loài thực vất phong phú. Đặc bệt, nằm trong khu rừng
nguyên sinh này có hang Tướng phỉ Vàng Vạn Ly, cách huyện lỵ UBND Đồng Văn khoảng
4km, nằm trên núi Tùng Tò Sá cao gàn 2000m. Nơi đây đã gắn liền với tên tuổi của
người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Sùng Dúng Lù, một mình dũng cảm vào
hang đá gọi Tướng phỉ Vàng Vạn Ly ra hàng.
5. Rừng nguyên sinh Đèo Gió, Thác Tiên
Thuộc xã Nấm Dẩn - huyện Xín Mần, là nơi thượng nguồn
con sông Chảy với chiều dài qua huyện 40km. Rừng nguyên sinh Đèo Gió ở độ cao
1400m so với mặt nước biển, hệ sinh thái rừng phong phú có nhiều loài động, thực
yật, đặc biệt có nhiều loài gỗ quý hiếm sinh truởng gần 500 tuổi. Dòng suối đầu
nguồn trong, mát giữa rừng đã tạo nên một Thác Tiên thơ mộng huyền bí, khí hậu
mát mẻ trong lành là khu du lịch lí tưởng cho các du khách thập phương đến tham
quan.
6. Hồ Noong
Cách thành phố Hà Giang chừng 17 km, thuộc xã Phú
Linh. Đối với người dân địa phương, hò Noong được ví như “con mắt của rừng”, với
diện tích mặt nước rộng khoảng 20 ha, nằm giữa cánh rừng nguyên sinh rộng gần
100 ha bao quanh khiến cho hò Noong có cảnh sắc hoang sơ kỳ thú. Điểm đặc biệt
của hồ Noong là những gốc cây xanh tốt hoặc những gốc cây khô mọc lên từ trong
lòng hồ. Mùa mưa có thể đi thăm hồ bằng bè còn mùa khô thì nước nông đến nỗi chỉ
có thể đứng trên bờ chụp ảnh.
Hồ Noong vừa có thể nuôi trồng thuỷ sản, vừa có thể
trồng trọt. Vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10), nước dâng cao nên tổng diện
tích mặt hồ có thể rộng khoảng 80 ha, đây là thời điểm thích hợp để thả cá (đặc
biệt là các loại cá tiến vua như cá Dầm xanh, cá Anh vũ), nuôi vịt. Du khách đến
đây có thể đi bè ra hồ câu cá, thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ nơi
và thưởng thức những món ăn đặc sản của núi rừng nơi địa đầu tổ quốc.
Vào mùa khô (từ tháng 10 đến
tháng 4 năm sau), diện tích mặt nước thu hẹp chỉ còn khoảng 20 - 30 ha, trong
lòng hồ thời điểm này chỉ còn một số cây vẫn đang mọc xanh tốt, một số cây chỉ
còn trơ lại gốc khô tạo nên một cảnh quan khá thú vị.
7. Bãi đá cổ Nấm Dẩn
Được phát hiện vào năm 2004 bởi các nhà khoa học Viện
Khảo cổ học và Bảo tàng Hà Giang. Khu di tích đá cổ chạm khắc các hình vẽ có
cách đây cả nghìn năm nằm trong một thung lũng rộng thuộc địa phận xã Nấm Dẩn -
huyện Xín Mần. Khác với di tích đá cổ ở Sa Pa (Lào Cai), bãi đá cổ Nấm Dẩn còn
được ít người biết đến nhưng vẻ đẹp của các hình vẽ và những điều bí ẩn xung
quanh các phiến đá thì không kém phần hấp dẫn và lôi cuốn.
Các di tích cự thạch này nằm giữa dãy núi Tây Đản và
dãy núi đồi Nấm Dẩn, ngay gần sát với con suối Nậm Khoòng. Nhiều tảng đá tràm
tích lớn nằm dọc bờ suối với hình thù đa dạng và độc đáo. Có tảng đá như một
bàn cờ phẳng, có tảng lại giống tấm phản nằm hay một chiếc ghế ngồi. Trên bề mặt
và ở các rìa cạnh của tấm đá vẫn giữ được nguyên trạng phong hóa tự nhiên.
Nhân dân trong vùng gọi khu vực này là Nà Lai (ruộng
nhiều chữ) vì trên một số tảng đá có khắc hình, chữ. Các hình khắc vẽ rất đa dạng,
mang vẻ đẹp riêng trong phong cách tạo hình của nghệ thuật cổ. Ngoài hơn 80
hình khắc vẽ, trên bề mặt tảng đá còn có khoảng 80 lỗ vũm, được khoét với đường
kính trung bình 5 - 6cm, sâu 1 - 2cm, các vữm phân bố chủ yếu ở đầu phía tây của
tảng đá. Mỗi tảng đá là một điều bí ẩn, gắn với những câu chuyện ly kỳ mang dấu
ấn tín ngưỡng, thể hiện sự linh nghiệm cầu ứng các đấng thần linh của nhân dân
các dân tộc thiểu số trong vùng.
Cho đến nay, ở Việt Nam, những dấu tích nghệ thuật tạo
hình thời tiền sử còn tìm thấy khá ít. Theo các nhà KH,
di tích cự thạch Nấm Dẩn có niên đại khoảng 2000 năm. Đây có thể là di tích mộ
của thủ lĩnh cộng đòng hoặc là khu đất thiêng, thờ cúng thần linh, tổ tiên và
các nhân vật lỗi lạc của cộng đồng dân cư. Ngoài ra, di tích cự thạch Nấm Dẩn
còn có khả năng liên quan đến tục thờ thần đá của các cư dân tiền sử.
Bãi đá cổ Nấm Dẩn có giá trị đặc biệt về văn hoá, lịch
sử, tín ngưỡng và giá trị nghiên cứu khoa học cao. Nơi đây chứa đựng tiềm năng
du lịch rất lớn và là một địa điểm tham quan rất
thú vị cho du khách. Thời gian tới, đang có khá nhiều hãng lữ hành có ý định
đưa di tích này trở thành điểm đến trọng điểm trong chương trình du lịch đi bộ,
thăm các bản làng ở Hà Giang.
8. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Danh thắng ruộng bậc thang thuộc huyện Hoàng Su Phì,
tỉnh Hà Giang chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di
tích cấp quốc gia. Di tích ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6 xã Bản
Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên. Đây là những xã có
danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang tiêu biểu, được đánh giá vào loại đẹp nhất
Việt Nam với lịch sử hàng trăm năm, do đồng bào các dân tộc La Chí, Dao, Nùng tạo
nên bằng chính bàn tay lao động cần cù và sáng tạo của mình. Ruộng bậc thang
Hoàng Su Phì không chỉ mang những giá trị về mặt vật chất mà còn mang nhiều giá
trị về lịch sử, văn hoá và giá trị thẩm mỹ cao. Những thửa ruộng bậc thang nơi
đây không chỉ là tư liệu sản xuất mà còn là minh chứng rõ ràng nhất về lịch sử
cư trú từ bao đời nay của đồng bào các dân tộc trên vùng đất Hoàng Su Phì. Với
việc được công nhận là Di tích cấp quốc gia, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì sẽ trở
thành một trong những điểm thu hút du khách trong và ngoài nước tới chiêm ngưỡng
những công trình độc đáo và mang đậm nét văn hóa của bà con vùng cao Hà Giang.
Nhận xét
Đăng nhận xét