GHÉT CHUỘT
Từ nhỏ tôi đã ghét chuột, ghét cay ghét đắng cái con mõm nhọn đuôi dài hôi hám ấy, tôi ghét vì nhiều nhẽ.
Thứ nhất: Nhà tôi có cây nhãn, quả to, cùi dày ngon ngọt và đặc biệt sai quả. Khổ nỗi cứ đến mùa chuẩn bị hái quả thì những con chuột chán ăn ngoài đồng lại mò lên cây gặm nham nhở các chùm nhãn, nhìn chỉ muốn băm mấy con chuột ra mà bón cho cây.
Thứ nhì: Tôi vốn xuất thân đồng quê hai vụ lúa một năm, những mảnh ruộng gần khu dân cư thường xuyên bị chuột cắn nát từng đám như chiếc chiếu, bố tôi cùng người dân làm đủ cách chống chuột: đánh bả, đánh bẫy, căng nilon, rắc vôi, làm bù nhìn, quăng xác chuột chết vào chỗ đang bị phá, nuôi chó, mèo ... và các kiểu có thể nghĩ ra nhưng vẫn không hiệu quả.
Thứ ba: Khi chán chê cắn phá ngoài đồng rồi lũ chuột kéo nhau vào vườn và nhà đục khoét, rau ngoài vườn, chuối trên cây, lúa trong bồ, gà con, chim bồ câu non và thậm chí cả mèo cũng bị cắn nát hết. Ăn thì không ngon mà bỏ đi thì tiếc của. Thế mới cay lũ chuột.
Và còn hàng trăm lý do khác để mà cay cú căm ghét mấy con phá hoại đó.
Có một dạo, Tùng Cẩu mua sạch mèo với giá cao, dân ta bán sạch vào quán tiểu hổ hoặc cho đầu nậu mang sang bên kia cửa khẩu. Thế là khắc tinh của mõm nhọn gần như sạch bóng, đuôi dài được dịp hoành hành tợn hơn, khổ cho những nhà còn cố giữ lại anh Mun, chị Mướp thì lo nơm nớp bị mất cắp hoặc nhắm phải thằng chuột đã ăn bả mà sùi bọt mép thăng thiên.
Tùng Cẩu thấy đã đến thời, tung sang hàng loạt mèo giá còn cao hơn giá lúc mua, dân tôi gọi là mèo Tàu. Loài mèo này lớn nhanh, sạch sẽ và đặc biệt là ngoan, ngoan đến ngu và ... chỉ muốn đập cho phát chết toi đi, nó chỉ ăn và ngủ rồi lừ đừ cọ mình đòi nũng nịu với bất cứ ai không kể quen lạ, mặc kệ đời. Ban đầu dù có đắt nhưng nạn chuột phá quá nên nhà nhà bảo nhau nuôi mèo, đắt cũng cắn răng mua, thế là bao nhiêu mèo đưa từ Tung Cẩu về đều bán hết cả, mèo dễ nuôi, nhanh lớn, ai cũng vui, khắp nơi lại rộn tiếng mèo kêu.
Niềm vui chưa được bao lâu dân tôi nhận ra là giống mèo này không thích chuột, trong tiềm thức của nó không biết con chuột là gì nên chuột có chạy có cắn nó mặc kệ, thậm chí còn nhường đường cho chuột khi lỡ nằm trên đường đi của nó, thế nên mới có chuyện bi hài là chuột cắn chết mèo, đúng là thời vận đổi thay.
Không những không thích chuột mà giống mào này cũng không thích luôn trò "chim chuột", cứ như chúng bị thiến hoặc bị triệt sản rồi vậy, chả bao giờ thấy tiếng mèo cái gầm đực giữa đêm khuya nghe như trẻ con khóc rợn người nữa, nhà nào có muốn nuôi thì chỉ có cách đi mua mà thôi.
Chuột vẫn hoành hành như trước, có điều đỡ hơn chút vì dù sao vẫn còn sót lại lác đác vài con mèo Việt chính hãng.
Dài dòng như rễ rau má thế cũng chỉ muốn nói: TÔI GHÉT CHUỘT!
ĐẶC SẢN THỊT CHUỘT
Thiên hạ chả có gì là không ăn được, chỉ có thể là họ chưa ăn mà thôi!
Báo chí có nói chán chê, có liệt vào danh sách các món ăn kinh dị, ai chê bai mặc ai: thịt chuột vẫn ngon. So với cào cào, châu chấu, gián, nhện, sâu, bọ xít, thằn lằn, ếch xay sống, phomat giòi ... thì thịt chuột thơm ngon bắt mắt chán!
Người ta ăn chuột vì sẵn và để diệt chuột, lâu dần thành phổ biến và nâng kỹ năng chế biến, gia giảm gia vị đã nâng thịt chuột lên tầm đặc sản!
Bắc Ninh có địa danh đã làm cỗ cưới không thể thiếu thịt chuột!
Chế biến chuột là một nghệ thuật!
Từ một món mà ngày xưa hãn hữu tôi mới nhìn thấy đó là om mẻ cùng quả hoặc củ chuối thì giờ đây thịt chuột có thể chế ra các món tùy thích!
Giá thịt chuột theo đó mà tăng ngang ngửa thịt bò, nhiều người dựa vào chuột mà sung túc, trở thành đại gia.
Với tôi, cái món được chế biến từ loài mõm nhọn đuôi dài này thì có mời gẫy lưỡi tôi cũng chả ăn, ấy là cái thành kiến đã ăn sâu vào não tôi, không thể thay đổi.
Ngày xưa, các cụ (bây giờ chả còn cụ nào, các cụ khuất núi hết rồi) ở quê tôi khi đánh bẫy, có lần được con cống to tổ bố, các cụ phán nó tầm 1kg -1.5kg, đuôi to như dái thằng cu 3 tuổi, khi đó các cụ mới đem thịt, chế biến đơn giản làm om chuối mẻ. Chúng là chuột cống nhưng chỉ ăn quanh quẩn đồng ruộng và bờ vườn nên cũng sạch chán.
Đến thời dân ta khá giả hơn, ruộng trồng nhiều lúa tám, lúa nếp. Giống lúa này thời gian trồng dài hơn lúa tẻ, gặt chậm hơn cả nửa tháng nên mỗi khi mùa gặt là lũ chuột đồng béo mẫm chui vào các mảnh ruộng này ăn thóc. Khi nhà nào gặt đến mảnh ruộng đó thì chuột chạy rợp đồng. Một vài khoái nhậu tóm lấy vài thằng trọng trọng đem chế món nhậu, dần dần nhiều người làm theo, đến giờ thì cả làng ăn thịt chuột. Ngon!
Từ Bắc chí Nam đâu đâu giờ cũng thấy món thịt chuột.
Tùy theo món người ta muốn chế mà thịt chuột được thui vàng ruộm hoặc để trắng nõn như lợn cạo. Thời buổi này mèo có muốn ăn chuột cũng phải lén lút mà ăn hoặc chỉ có nước gặm xương. Hố hố, từ món chỉ mỗi anh tiểu hổ nhà ta tiêu thụ được giờ đây thành đặc sản cho mèo đầu đen ráo cả. Nhưng mà hay, nạn chuột giảm hẳn, từ chỗ công khai cắn phá thì nay chúng phải lẩn trốn và ăn vụng ăn trộm nếu như không muốn bị lên mâm.
Tôi không xơi nổi món này!
Đến thời dân ta khá giả hơn, ruộng trồng nhiều lúa tám, lúa nếp. Giống lúa này thời gian trồng dài hơn lúa tẻ, gặt chậm hơn cả nửa tháng nên mỗi khi mùa gặt là lũ chuột đồng béo mẫm chui vào các mảnh ruộng này ăn thóc. Khi nhà nào gặt đến mảnh ruộng đó thì chuột chạy rợp đồng. Một vài khoái nhậu tóm lấy vài thằng trọng trọng đem chế món nhậu, dần dần nhiều người làm theo, đến giờ thì cả làng ăn thịt chuột. Ngon!
Từ Bắc chí Nam đâu đâu giờ cũng thấy món thịt chuột.
Tùy theo món người ta muốn chế mà thịt chuột được thui vàng ruộm hoặc để trắng nõn như lợn cạo. Thời buổi này mèo có muốn ăn chuột cũng phải lén lút mà ăn hoặc chỉ có nước gặm xương. Hố hố, từ món chỉ mỗi anh tiểu hổ nhà ta tiêu thụ được giờ đây thành đặc sản cho mèo đầu đen ráo cả. Nhưng mà hay, nạn chuột giảm hẳn, từ chỗ công khai cắn phá thì nay chúng phải lẩn trốn và ăn vụng ăn trộm nếu như không muốn bị lên mâm.
Tôi không xơi nổi món này!
Nhận xét
Đăng nhận xét